Núi Phú Sĩ Nhật Bản – núi thánh của xứ Phù Tang

Khi nhắc đến Nhật Bản, bạn chắc hẳn sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh ngọn núi Phú Sĩ hùng tráng, oai nghiêm. Được mệnh danh là ngọn núi cao nhất của đất nước mặt trời mọc, núi Phú Sĩ còn là di tích lịch sử, một biểu tượng thiêng liêng của mỗi người dân nơi đây.

Tháng 4 6, 2022 - 19:11
Tháng 2 28, 2023 - 16:41
Núi Phú Sĩ Nhật Bản – núi thánh của xứ Phù Tang

Núi Phú Sĩ Nhật Bản được UNESCO vinh danh là một trong những Di sản thế giới vào ngày 22 tháng 6 năm 2013. Theo UNESCO, nơi đây đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ và nhà thơ và là điểm đến của cuộc hành hương trong nhiều thế kỷ qua.

Núi Phú Sĩ – từ truyền thuyết cho đến biểu tượng của nước Nhật

Phú Sĩ hiện là núi lửa đang hoạt động, với ngọn hình nón cân đối quanh năm tuyết phủ đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ và nhà thơ Nhật Bản. Đặc biệt sau năm 1600 khi Edo (Tokyo ngày nay) trở thành thủ đô của đất nước và người dân có thể ngắm nhìn ngọn núi khi du hành trên tuyến đường Tokaido, vẻ đẹp của Phú Sĩ càng được ca ngợi nhiều hơn, trở thành đề tài nổi bật trong các tác phẩm văn chương và hội họa trong nước.

Theo ghi chép xưa, người đầu tiên leo đến đỉnh núi là một nhà sư khuyết danh vào năm 663. Người ta cho rằng, vì đỉnh núi là nơi linh thiêng nên phụ nữ không được phép đặt chân tới. Đến cuối thời Meiji, điều cấm kị này mới không còn tồn tại nữa. Núi Phú Sĩ cũng là địa điểm truyền thống của các chiến binh xưa. Chiến binh Samurai đã từng hay say luyện tập dưới chân núi, nơi gần thành phố Gotemba ngày nay.

Năm 1290, Nikko Shonin, một đệ tử cấp cao của Nichiren và là cựu linh mục trưởng của đền Kuonji ở núi Minobu, đã xây dựng quần thể đền Taiseki-ji ngay dưới chân núi Phú Sĩ. Taiseki-ji đã trở thành trung tâm hành chính và tôn giáo của Phật giáo Nichiren Shoshu. Nơi đây đã thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước tới tham quan và hành hương mỗi năm.

Theo ghi chép, người nước ngoài đầu tiên trèo lên đỉnh núi Phú Sĩ là Rutherford Alcock, nhà ngoại giao đầu tiên của nước Anh ở Nhật Bản. Rutherfold Alcock lần đầu chinh phục ngọn núi vào tháng 9 năm 1868. Ông mất tám giờ để leo từ chân núi lên tới đỉnh, nhưng chỉ mất ba giờ để leo xuống được chân núi.

Nhờ có cuốn tự truyện của ông, hình ảnh ngọn núi Phú Sĩ hùng tráng oai nghiêm được giới thiệu rộng rãi ở các nước phương Tây. Người phụ nữ nước ngoài đầu tiên thực hiện thành công việc leo núi chính là Fanny Parkes, phu nhân của một nhà ngoại giao Anh tên Harry Parkes vào năm 1869. Và cũng cùng năm này, nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh-Ý, Felix Beato, cũng đặt chân tới đỉnh ngọn núi này.

Ngày nay, núi Phú Sĩ không chỉ là danh thắng nổi tiếng thế giới, mà nơi đây còn là địa điểm leo núi lý tưởng cho những ai muốn chinh phục đỉnh cao. Vào đầu thế kỉ 20, nhà giáo dục vĩ đại người Mĩ Frederick Starr đã có những bài thuyết giảng nổi tiếng của mình về các lần leo núi Phú Sĩ vào các năm 1913, 1919 và năm 1923.

Có một điều khá thú vị là, có câu ngạn ngữ Nhật rằng, người khôn ngoan chỉ leo Phú Sĩ một lần trong đời thôi, còn đâu chỉ có kẻ ngốc mới leo tới lần thứ hai.

Injavi 編集部 "InJavi" is a website that provides information for foreigners to enjoy life and visit in Japan more smoothly. This website is easy to use even for first-timers to Japan and those who are not very good at Japanese, and supports multiple languages. 「InJavi」は、外国人が日本の生活や観光をよりスムーズに楽しむための情報を提供するウェブサイトです。 初めて日本を訪れる方や日本語が苦手な方でも使いやすい、多言語対応サイトです。